4 chấn thương thường gặp trong bóng đá và cách khắc phục
Chấn thương thường gặp trong bóng đá
1. Các chấn thương về khớp
Các chấn thương về khớp
⚠️Trật khớp
Trật khớp là 1 trong 4 chấn thương thường gặp trong bóng đá
Đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến trên sân bóng. Với chất lượng sân bóng kiểu “tạp nham” của Việt Nam hiện nay, tình trạng trật khớp sẽ rất dễ xảy ra nếu bạn không biết lựa chọn một đôi giày phù hợp. Để hạn chế chấn thương, bạn nên chọn những đôi giày đinh TF với đinh thấp, nhiều, phân tán đều nhằm tạo sự chắc chắn cũng như uyển chuyển giúp bạn tự tin với những cú sút đẹp mắt.
Trật khớp xảy ra khi các đầu xương khớp bị lệch ra khỏi vị trí bình thường dẫn đến mất tương quan bình thường của diện khớp. Dấu hiệu: đau, biến dạng khớp, mất hoặc giảm vận động.
Dấu hiệu trật khớp:đau, biến dạng khớp, mất hoặc giảm vận động.
✔️ Xử lí ban đầu:
Tuyệt đối không vận động, không di chuyển, không cố gắng nắn bóp
Cố định khớp bằng băng hoặc có thể một tấm vải
Bạn cần chườm lạnh để giảm đau.
Di chuyển nhẹ nhàng đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.
⚠️ Bong gân
Bong gân cũng được coi là chấn thương phổ biến khi chơi bóng đá. Đây là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách.
Dấu hiệu: đau, sưng, tím bầm, khó khăn trong cử động và di chuyển
Bong gân cũng được coi là chấn thương phổ biến khi chơi bóng đá
✔️ Xử lí ban đầu:
Hạn chế vận động, di chuyển để tránh gây thêm tổn thương
Tuyệt đối không chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu hay thuốc sẽ làm tình trạng bong gân nặng hơn
Bắt buộc chườm đá liên tục 15 – 20 phút/lần, ngày 7 – 8 lần
Di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
2. Chấn thương về cơ
Các chấn thương về cơ
⚠️ Giãn cơ
Giãn cơ xảy ra phổ biến với những cầu thủ chơi bóng đá với cường độ cao. Đây là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn.
– Dấu hiệu: Khi bị chấn thương cơ, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ. Sau đó, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ.
✔️ Xử lí ban đầu:
Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tồn thương thêm
Chườm đá 10 – 15 phút/ lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ .
Cần liên hệ với cơ sở y tế để có thuốc điều trị thích hợp
Tránh hoạt động mạnh trong thời gian điều trị
Khi bị chấn thương cơ, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ.
⚠️ Căng cơ
Là hiện tượng các cơ bắp trên cơ thể bị kéo căng, có thể dẫn đến rách cơ. Căng cơ có thể gây chảy máu vào tế bào dẫn đến bầm tím. Căng cơ xảy ra khi cường độ tập quá nhiều hay tập khởi động không đúng.
– Dấu hiệu: Đau, sưng, chuột rút, co thắt cơ và khó cử động cơ
✔️ Xử lý ban đầu
Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để tránh làm tổn thương thêm
Chườm đá 10 – 15 phút/lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.
Không cần xoa thuốc
Bạn cần dừng các hoạt động mạnh sau 2-3 ngày. Nếu sau đó, hoạt động mạnh mà vẫn bị căng bạn cần đến phòng khám chụp và liên hệ với bác sĩ để có phương thức điều trị tốt nhất.
Căng cơ xảy ra khi cường độ tập quá nhiều hay tập khởi động không đúng.
⚠️ Rách cơ
Rách cơ xảy ra với những người chơi thể thao gắng sức. Hiện tượng rách cơ xảy ra khi số cơ bị rách chiếm 25-75% bó sợi. Đây là tình trạng khá nặng.
– Dấu hiệu: là xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng “bựt” hay “rắc” tại chỗ bị thương, có cảm giác đau dữ dội.
✔️ Xử lí ban đầu:
Tuyệt đối không vận động để tránh gây tổn thương cho vùng cơ
Cần băng ép, giảm chảy máu, sưng bầm và đau.
Di chuyển nhẹ nhàng bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Hiện tượng rách cơ xảy ra khi số cơ bị rách chiếm 25-75% bó sợi. Đây là tình trạng khá nặng.
⚠️ Đứt cơ
Đứt cơ là số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi. Đây là chấn thương rất nặng. Khi cơ bị đứt hoàn toàn sẽ khiến máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo.
✔️ Xử lí ban đầu:
Không di chuyển, không vận động để tránh gây thêm tổn thương cho vết thương
Chườm đá để tránh sưng. Tuyệt đối không chườm nóng
Dùng kẹp cố định, rồi đưa ra trạm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
3. Chấn thương về xương
Chấn thương về xương trong thi đấu
⚠️ Gãy xương:
Hiện tượng gãy xương không thường xảy ra trong bóng đá. Nhưng một khi nó đến, lại rất nguy hiểm với cầu thủ. Gãy xương là tình trạng mất tính liên tục của xương, chỉ có thể là một vết rạn nứt, gãy một phần hay hoàn toàn xương.
– Dấu hiệu: đau, sưng nề, giảm mất vận động, có thể nhìn hoặc sợ thấy.
✔️ Xử lí ban đầu;
Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để tránh làm tổn thương thêm
Băng nẹp cố định bằng hai tấm gỗ, hoặc bìa cứng
Di chuyển trên cáng cứng hoặc một tấm gỗ cứng, bằng phẳng
Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất
4. Các “tai nạn” thường gặp khác
Các chấn thương thường gặp khác
⚠️ Chảy máu cam
– Cách xử lí:
Ngửa đầu và đè cánh mũi bị chảy máu để chặn xuất huyết trong thời gian từ 5 đến 10 phút
Cho thở bằng miệng, không cho hỉ mũi
Nếu máu vẫn ra sau 15 phút, phải đưa đến bác sĩ.
⚠️Chuột rút
Cách xử lí:
Ngừng ngay hoạt động,
Kéo duỗi cỡ 15 – 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau đó, nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục.
Xoa dầu, làm nóng vùng chuột rút trong vài phút để làm giãn cơ.
⚠️ Chấn thương mũi
Cách xử lí:
Nhẹ: chườm nước đá để giảm đau và sưng
Nặng: đưa đến các bệnh viện có khoa chỉnh hình để được điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây là tổng hợp các chia sẻ về những chấn thương thường gặp trong bóng đá và cách khắc phục. Hy vọng với những thông tin trên, có thể giúp bạn biết cách phòng tránh và hạn chế các chấn thương trong thi đấu.
Tham khảo thêm:
Có 0 bình luận, đánh giá về 4 chấn thương thường gặp trong bóng đá và cách khắc phục
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm