Thiết kế và lắp đặt phòng Gym gia đình
Nội dung bài viết
- 1. Phòng tập thể thao tại nhà - Home Gym
- 2. Những thiết bị cơ bản cần có cho home gym
- 3. Tiêu chí lắp đặt phòng gym tại nhà
- 4. Những mô hình home gym tiêu biểu
- 5. Quy trình triển khai lắp đặt phòng gym tại nhà
- 6. Chi phí lắp đặt phòng gym tại nhà
Phòng tập thể thao tại nhà - Home Gym
Gym home là mô hình phòng gym thu nhỏ tại nhà. Mô hình này ngày càng được phổ biến bởi nhiều ưu điểm như:
- Tiết kiệm thời gian di chuyển đến phòng tập
- Về lâu dài, giúp tiết kiệm chi phí dành cho thể dục
- Giúp cả gia đình cùng tham gia luyện tập
- Sở hữu 1 phòng gym trong nhà còn giúp tăng giá trị không gian sống, nâng tầm đẳng cấp của gia chủ.
Những thiết bị cơ bản cần có cho home gym
Danh sách thiết bị cơ bản cần có cho 1 phòng tập tại nhà gồm:
Máy chạy bộ
Xe đạp tập thể dục
Ghế tập đa năng
Giàn tạ đa năng
Máy xô cao xô thấp 2 chức năng
Máy đùi trước sau 2 chức năng
Ghế đẩy ngực
Nếu như có điều kiện, bạn có thể bổ sung thêm những thiết bị tập chuyên biệt khác như máy tập ngực, máy tập tay sau, máy đá móc đùi… để có thể tập chuyên sâu các nhóm cơ, đạt hiệu quả cao hơn cũng như tránh nhàm chán khi tập luyện.
Tiêu chí lắp đặt phòng gym tại nhà
Tùy thuộc vào mục tiêu tập luyện, đối tượng sử dụng chính mà bạn có thể lắp đặt phòng gym tại nhà. Dưới đây là 3 nhóm chính, bạn có thể tham khảo.
Phòng gym cho sức khỏe tim mạch
- Đối tượng sử dụng chính
- Người tập lớn tuổi
- Nhu cầu cần cải thiện sức khỏe tim mạch
- Thiết bị hỗ trợ cho các bài tập hỗ trợ tim, giải phóng năng lượng và tăng sức bền.
- Các thiết bị chính:
- Máy chạy bộ điện
- Xe đạp tập thể dục
- Xe đạp trượt tuyết, dây nhảy… Thay đổi bài tập thường xuyên để tránh nhàm chán và duy trì tập 20 phút mỗi ngày, ít nhất 3 ngày/ tuần.
Phòng gym cho mục tiêu tăng cơ bắp
- Nếu bạn muốn setup phòng gym với mục tiêu chinh phục cơ thể, phát triển các nhóm cơ thì ngoài máy chạy bộ, xe đạp tập ra thì hãy đầu tư thêm các dòng máy tập chuyên biệt như ghế tập, máy hít xà đơn, máy tập lưng, máy kéo xô, máy gánh đùi, máy tập bụng … tùy theo nhu cầu. Bên cạnh đó thì các dụng cụ hỗ trợ như thanh đòn, tạ tay, thảm tập… cũng không thể thiếu.
Phòng gym để đốt cháy calo, giảm cân, duy trì sắc vóc
- Để thực hiện được mục tiêu này, bạn cần trang bị cho phòng gym nhà mình các thiết bị hỗ trợ tập cardio đốt mỡ như máy chạy bộ, xe đạp tập, dây nhảy… Bên cạnh đó cũng không thể thiếu các máy tập luyện cơ chuyên sâu để có được thân hình săn chắc, tăng cơ giảm mỡ.
Phòng gym với mục đích thư giãn
- Đối với phòng gym hướng tới mục đích thư giãn thì chỉ cần chọn các thiết bị tập nhẹ nhàng, kết hợp với âm nhạc giúp giải tỏa căng thẳng. Các thiết bị có thể kể đến như máy chạy bộ, xe đạp trượt tuyết, thảm tập, bóng tập…
- Tập luyện mỗi ngày 30 phút là liều thuốc thư giãn tinh thần tuyệt vời cho bạn, có thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, phòng chống ung thư.
Lưu ý:
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên thận trọng khi tập gym, nhất là các bài tập gây áp lực lên chân quá mức như nâng trọng lượng nặng hoặc các hoạt động nhảy liên tục. Sau khi hoàn thành bài tập có thể nâng chân lên cao để giúp máu lưu thông và giảm sưng phù hai chân; ngoài ra có thể ngâm chân để giảm các triệu chứng khó chịu.
Những mô hình home gym tiêu biểu
Hiện nay có 3 mô hình Gym home được ưa chuộng nhất:
Setup phòng tập Yoga, pilates trong nhà
- Nếu không bạn thích không gian thoáng đãng, tiết kiệm chi phí thì hãy chọn mô hình này. Phòng tập chỉ cần vài dụng cụ đơn giản như bóng tập, tạ tay, máy chạy bộ, thảm tập… đủ để bạn thực hiện các động tác nhẹ nhàng, thư giãn và tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Cũng có thể trang trí thêm và kết hợp cùng âm nhạc để tối đa hiệu quả thư giãn.
Tận dụng không gian sẵn có để setup phòng gym
- Mô hình phòng tập này tận dụng sẵn không gian có trong nhà như phòng khách, góc cầu thang, phòng ngủ… để setup thành nơi tập luyện. Với mô hình này, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí xây dựng phòng tập, tuy nhiên cũng bị hạn chế về không gian tập và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sinh hoạt của các thành viên khác trong gia đình.
- Khi lắp đặt các thiết bị, bạn nhớ kiểm tra cấu trúc như ổ cắm điện, đường dây điện, khả năng chịu lực…trước khi đặt thiết bị tập nhé.
Setup 1 phòng tập riêng biệt
- Mô hình gym home này cho phép bạn thoải mái thiết kế phòng tập theo ý tưởng riêng, không gian tập luyện riêng biệt, không bị ảnh hưởng bởi các thành viên khác trong gia đình. Bạn có thể tận dụng 1 căn phòng trống trong nhà , nhà kho hoặc nhà để xe để thiết kế lại thành phòng tập. Nhược điểm chính là chi phí cao, mất thời gian sửa chữa và thiết kế lại.
Quy trình triển khai lắp đặt phòng gym tại nhà
Chi phí lắp đặt phòng gym tại nhà
Trên đây là những thông tin hữu ích cho các bạn đang tìm hiểu home gym là gì và có ý định lắp đặt phòng gym tại nhà. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với VEC qua hotline 0904795885 Hân hạnh được đón tiếp quý khách!
Có 0 bình luận, đánh giá về Thiết kế và lắp đặt phòng Gym gia đình
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm